7 NGUYÊN NHÂN GÂY HẠI CHO LỚP SƠN Ô TÔ

7 NGUYÊN NHÂN GÂY HẠI CHO LỚP SƠN Ô TÔ

Trong môi trường cũng như những tác động từ chính bên trong xe ô tô, có rất nhiều lý do khiến cho lớp sơn ô tô bị trầy xước, bạc màu, hoặc gỉ sét. Những điều này đều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và vẻ ngoài của xe đầu tiên. Vậy chúng ta cùng đi vào tìm hiểu từng yếu tố này nhé!

1. Mưa acid

Lượng acid chứa trong nước mưa sẽ gây ra các vệt loang lổ trên bề mặt thân xe, khi nước mưa ngưng tụ lại. Đặc biệt, khi nhiệt độ cao, những vệt này xuất hiện càng nhiều. Nếu gặp trời mưa, cách tốt nhất để ngăn ngừa các vệt loang lổ này chính là rửa xe càng sớm càng tốt.

 

2. Xe bị dính phân chim

Khi để xe ngoài trời mà không có che chắn, việc nắp ca pô, nắp cốp xe hay phần vỏ nắp xe nói chung đều có thể bị dính phân chim bất cứ lúc nào. Lớp sơn không chỉ bị dính bẩn, mà theo thời gian, tia cực tím và điều kiện thời tiết, độ ẩm… sẽ khiến những vết phân chim này bị phồng, nứt hoặc rộp, ảnh hưởng trầm trọng đến vẻ ngoài của xe.

Cách ngăn phân chim ảnh hưởng đến lớp sơn lâu dài là ta cần lau các vết này ngay sau khi phát hiện chúng trên bề mặt thân xe.

 

3. Lớp sơn xe bị dính bụi sắt

Khi đi xe vào các khu công nghiệp, chế xuất có nhiều bụi sắt, những lớp bụi chứa kim loại này sẽ bám vào xe và ngấm vào lớp sơn sau khi bị gỉ, gây tổn hại vào chất lượng vỏ thân xe. Để hạn chế những tổn hại cho xe, chúng ta sẽ hạn chế đưa xe vào các khu công nghiệp, các khu có nhựa đường hoặc dầu máy, hoặc nếu buộc phải đi vào các khu này thì cần phải lau rửa xe ngay sau khi ra khỏi đó.

 

4. Thân xe, vỏ sơn bị tróc

Những vết tróc này xuất hiện là do trong một khoảng thời gian dài lái xe, những viên đá sỏi trên đường va đập lên bề mặt thân xe, hoặc do xe không được sơn lớp sơn chống đá văng trước đó. Ngoài ra, một lý do khác nữa cũng đến từ việc lớp sơn ngoài của xe quá dày.

Để tránh được lỗi này xảy ra, chúng ta cần trang bị cho xe của mình một lớp sơn chống đá văng với độ dày chuẩn, tránh việc gỉ sắt xâm nhập lên lớp sơn xe từ các lớp bong tróc có thể xảy ra khi đi đường.

 

5. Lớp sơn xe bị phai màu

Theo thời gian, lớp sơn xe bị phai đi do các yếu tố về thời tiết hay ô nhiễm môi trường. Độ ẩm, nhiệt và tia cực tím làm cho các chất trong sơn và nhựa sơn bị giảm chất lượng, cụ thể là chúng làm lớp sơn ngoài của xe bị bạc hoặc phai màu.

Thời tiết là một tác động bất khả kháng đến sự phai màu của sơn xe, do vậy, nếu có điều kiện hoặc có thể, cách ngăn chặn tác động này đến sơn xe chính là tìm một chỗ đậu xe có mái che. Ngoài ra, việc sử dụng sơn Urethane 2 cho lớp sơn phủ cũng được khuyến khích để sơn được bền màu hơn và không bị dễ dàng tác động bởi thời tiết.

 

6. Sơn bị tác động bởi khói và muội than

Khói và muội than, đến từ các loại tàu chở nhiên liệu, cũng là hai trong số các tác nhân gây ảnh hưởng đến lớp sơn phủ ngoài của xe. Các chất ô xi hóa trong khói và muội than sẽ tấn công lớp sơn này.

Để tránh tình trạng này xảy ra với sơn xe, chúng ta cần phải đánh bóng khu vực bị dính muội than/ảnh hưởng của khói, và lưu ý đánh bóng bằng giấy ráp để khử hết khuyết điểm bị ảnh hưởng lên lớp sơn cũ trước khi sơn đè lên.

 

7. Lớp sơn cũ bị gỉ sét

 

Trong quá trình sơn lớp sơn đầu tiên, có rất nhiều vấn đề có thể gây nên các vết gỉ sét bên ngoài thân xe. Đầu tiên, bề mặt kim loại trần của vỏ xe rất cần đến lớp sơn chống gỉ chất lượng để tránh được các tác động này, tuy nhiên không phải xe nào cũng được sử dụng loại sơn chống gỉ chất lượng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác đến từ việc thiếu quá trình vệ sinh dầu mỡ để sơn chống gỉ có độ bám dính cao hơn trong quá trình chuẩn bị sơn. Các lớp sơn không được phủ đủ độ dày như quy định/hướng dẫn cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc các vết gỉ sét xuất hiện dễ và nhiều hơn trên thân xe.

Để tránh những vết gỉ sét dễ thấy và ảnh hưởng thẩm mỹ xuất hiện trên xe, chúng ta có thể ngăn chặn ngay từ đầu chính bằng cách sử dụng loại sơn chống gỉ sét chất lượng cao cho xe trước khi phủ lên bằng lớp sơn lót. Ngoài ra, việc sơn đầy đủ các lớp sơn và đủ độ dày cho mỗi lớp theo đúng quy trình cũng là cách ngăn gỉ sét xuất hiện nhanh. Bạn cũng cần sử dụng các biện pháp đánh gỉ hoàn toàn để loại bỏ chúng và làm phẳng bề mặt khu vực đó trước khi phủ lớp sơn đè lên. Việc dùng xăng dầu để vệ sinh bề mặt thân xe trước khi phun sơn chống gỉ cũng được khuyến khích, nhằm tạo thêm sự kết dính cho lớp sơn lót này.

Theo như bài viết trên, chúng ta có thể thấy các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lớp sơn ô tô bên ngoài có rất nhiều và chủ yếu là do các tác nhân liên quan đến thời tiết và ô nhiễm môi trường xung quanh. Ngoài việc chủ động tránh để những tác nhân bằng cách đậu xe ở nơi có mái che, hay bọc phủ xe… thì việc chọn loại sơn lót hay sơn chống gỉ chất lượng cao cũng rất quan trọng, điều này sẽ quyết định độ bền và tính thẩm mỹ của lớp sơn xe. 

Sơn Nippon tự hào là một trong những đơn vị đi đầu, chuyên cung cấp các dòng sơn lót, sơn chống gỉ… chất lượng cao dành cho ô tô ở tất cả mọi phân khúc, đảm bảo đạt được kỳ vọng của những khách hàng khó tính nhất.

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.