Màu sơn ngoại thất xe hơi chịu tác động rất lớn từ rất nhiều yếu tố thiên nhiên và môi trường. Chúng ta nên bảo vệ xe khỏi những chất sau để kéo dài tuổi thọ lớp sơn ô tô.
Con rệp
Vào mùa xuân và mùa hè bạn thường nhìn thấy các con rệp bám trên kính lái và cản trước. Nếu chúng bám lâu, axit từ những sinh vật này có thể ăn mòn lớp sơn ôtô.
Xác côn trùng phủ kín khắp xe
Nhựa cây
Nhựa cây có thể dính chặt lên lớp sơn xe hơi và để lại vết bẩn khó làm sạch. Nó cũng có thể phản ứng và tạo nên những vết lốm đốm trên bề mặt sơn. Bạn sẽ không thể sử dụng phương pháp chà rửa thông thường mà cần phải có hỗn hợp tẩy rửa đặc biệt hay sử dụng đất sét.
Trứng
Trứng có thể gây hại sơn ôtô theo 2 cách khác nhau. Đầu tiên axit trong lòng trắng và lòng đỏ có thể ăn mòn và để lại những vết bẩn khi bám trên bề mặt. Thứ 2, vỏ trứng cũng có thể làm xước sơn.
Băng tuyết
Tuyết khi chuyển thành dạng băng sẽ là một vấn đề với lớp sơn ôtô. Sau những trận bão tuyết mùa đông, lớp băng dày có thể bám chặt lên ôtô của bạn. Khi gỡ bỏ lớp băng này, nếu không cẩn thận sẽ gây hại cho bề mặt sơn.
Nhựa đường
Vào ngày nắng nóng, những chiếc xe khác có thể bắn nhựa đường lên xe của bạn. Khi gỡ những vết nhựa đường, lớp sơn dễ bị bong tróc. Vì thế, cần phải có một phương pháp xử lý đặc biệt, tách riêng nhựa đường và sơn để đảm bảo tránh hư hại.
Phân chim
Một nghiên cứu của Autoglym cho thấy, phân chim thực tế không gây hại cho lớp sơn nhưng khi kết hợp với ánh nắng mặt trời nó để lại vết bẩn khó gỡ trên bề mặt sơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng vải ướt làm sạch phân chim càng sớm càng tốt để tránh những hư hại đến lớp sơn.
Xăng
Đôi khi một ít xăng rớt ra khỏi máy bơm và rơi vào xe của bạn. Xăng bốc hơi, để lại vết bẩn trên lớp sơn. Làm sạch vết xăng không quá khó nếu chiếc xe của bạn đã được bảo vệ, chẳng hạn bằng lớp sáp.