Giấy nhám chính hãng giá rẻ - Những điều cần biết

Giấy nhám chính hãng giá rẻ - Những điều cần biết

Giấy nhám có hàng nghìn loại khác nhau trên thị trường, chúng ta hãy xem những khái niệm cơ bản của giấy nhám
 

Cấu tạo của giấy nhám

 Giấy nhám gồm có 3 phần chính là: Vật liệu nền, chất kết dính và hạt mài mòn.

Vật liệu nền

Là phần tạo nên kết cấu và hình dạng cho nhám. Nó được làm từ các vật liệu như: giấy tổng hợp, vải jean, vải cotton, vải polyester,…

Phân loại theo vật liệu nền:

- Loại giấy chà nhám: Phân loại theo nhiều cấp độ khác nhau bằng việc sử dụng các kí tự A, B, C, D, E, F or T. Trong đó, A là cấp độ mềm nhất.

- Loại vải chà nhám: Phân loại theo các cấp độ khác nhau. Ví dụ: F, J, X, Y. Trong đó F là loại vải chà nhám có cấp độ mềm nhất.

Chất kết dính

Các chất hóa học để kết nối các hạt mài mòn và nền nhám như: Glue Bond, Zinc Stearate, Resin Bond, Resin Over Glue Bond,…

Hạt mài mòn

Là thành phần chính của vật liệu nhám. Hạt mài mòn có rất nhiều loại và kích thước khác nhau tạo nên những kết quả bề mặt khác nhau sau khi chà nhám.

Nguyên liệu cấu tạo hạt mài mòn

- Oxit nhôm: thô cứng, thích hợp dùng để mài.

- Cacbua Silic: nhọn, bén nhưng giòn thích hợp các tác động cắt.

- Zicron: cứng, thích hợp để mài năng suất cao.

- Oxit Ceramic: rất cứng, thích hợp để mài sâu.

- Kim cương: rất cứng nhưng rất đắc tiền.

Kích thước hạt mài mòn

- Kích thước các hạt được đo theo tiêu chuẩn của FEPA. Ví dụ: P180

- Kích thước dãy hạt từ P16 – P4000, thông thường từ P40 đến P1500

Mật độ phủ hạt

- Lớp phủ kín – Các hạt mài gần nhau hơn: phù hợp mài nhám nước và vật liệu cứng.

- Lớp phủ nền thưa: thích hợp để chà nhám khô bề mặt mềm.

- Lớp phủ không thưa lắm: Lý tưởng để chà nhám tinh, khô với các hạt nhuyễn.

- Phủ lớp stearate: lớp bọt mịn giúp bôi trơn và làm mát động tác mài.

Phân loại giấy nhám theo hình thức

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy nhám đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

  • Giấy nhám cuộn: loại nhám này được dùng cho các máy chà nhám cầm tay hoặc cắt nhỏ theo nhu cầu.
  • Giấy nhám tờ: là loại phổ biến nhất trong các loại nhám trên thị trường. Nhám tờ có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau như: nhám vuông, nhám tròn, nhám chữ nhật…
  • Giấy nhám thùng: là loại nhám kích cỡ lớn, được sử dụng trong công nghiệp để chà nhám các bề mặt lớn. Những kích thước phổ biến của nhám thùng là 600mm, 900mm và 1300mm.

Nguồn: Sưu tầm

Bài trước